Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC - MỘT DANH Y LỚN CỦA DÂN TỘC

Link: Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh (prc)
Phần mềm đọc file prc


Chân dung Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh ra trong một gia đình mấy đời khoa bảng (ông, cha, chú, bác, anh, em... ) đều học giỏi, đỗ đạt cao và làm quan to trong triều vua Lê - chúa Trịnh. Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông già lười ở Hải Thượng có lẽ do 2 chữ đầu tiên của tên tỉnh (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng) ghép lại (?) nhưng cũng lại có thể do chữ Bầu Thượng là quê mẹ và là nơi Hải Thượng ở lâu nhất (từ năm 26 tuổi cho đến khi mất). Mặc dầu lấy biệt hiệu Lãn Ông, nhưng thực tế chúng ta sẽ thấy “lười” ở đây là lười với công danh, phú quí, nhưng lại rất chăm chỉ đối với sự nghiệp chữa bệnh, cứu người.
Lúc nhỏ Lê Hữu Trác theo cha lưu học ở đất Kinh kỳ Thăng Long. Ngày còn đi học, Lê Hữu Trác đã nổi tiếng là học trò hay chữ và đã thi đậu vào Tam trường. Năm 19 tuổi, cha mất nên ông phải thôi học về nhà chịu tang, ít lâu sau ông lại xung vào quân ngũ và theo nghiệp kiếm cung. Nhưng rồi nhận thấy đây là công việc không hợp với ý mình nên chỉ vài năm sau, nghe tin người anh cả mất, Lê Hữu Trác xin ra khỏi quân ngũ, lấy cớ về thay anh nuôi mẹ già 70 tuổi và mấy cháu mồ côi ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Về Hương Sơn không lâu thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng trong vòng 2-3 năm liền, chữa trị khắp nơi không khỏi. Chính trận ốm này là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của Lê Hữu Trác và nghề thuốc Việt Nam. Số là sau nhiều năm tìm thầy chữa bệnh không kết quả, Lê Hữu Trác nhờ cáng đến nhà một thầy thuốc ở miền Rú Thành, thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tên là Trần Độc. Ông Độc thi đỗ cử nhân rồi ở nhà làm thuốc rất được nhân dân trong vùng tín nhiệm. Qua hơn một năm ở nhà thầy thuốc, Lê Hữu Trác đã khỏi bệnh. Cũng phải nói thêm rằng trong thời gian chữa bệnh tại đây, những lúc rỗi rãi Lê Hữu Trác thường hay mượn bộ sách thuốc Phùng thi cẩm nang của Trung Quốc để đọc, phần lớn ông đều hiểu thấu. Thầy thuốc Trần Độc rất lấy làm lạ và đã có ý muốn truyền đạt nghề mình lại cho ông. Lúc ông vào tuổi 30, tướng của Chúa Trịnh lại cho người tới vời ông trở lại quân ngũ, Lê Hữu Trác cố ý xin từ và sau đó ông mới quyết chí học nghề thuốc. Lê Hữu Trác viết: “... Cái chí bon chen trong trường danh lợi mình đã vứt bỏ đi lâu rồi, nên xin cố từ, lấy cớ còn mẹ già không thể đi xa được.” Sau đó ông trở lại Hương Sơn làm một ngôi nhà nhỏ ở ven rừng, quyết chí theo học nghề thuốc. Ông tìm đọc các sách, đêm ngày miệt mài, tiếc từng giây, từng phút. Và cũng từ đấy Lê Hữu Trác lấy biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông.
Vì nơi ở của Hải Thượng rất hẻo lánh, trên không có thầy giỏi để theo học, dưới cũng chẵng có mấy bạn hiền giúp cho, nên phần nhiều ông phải tự học là chính. Để việc học có kết quả hơn, Hải Thượng đã làm bạn với một thầy thuốc nữa cũng họ Trần ở làng Đỗ Xá gần làng Tĩnh Diệm để mà cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm, kiến thức thu thập được trong khi đọc sách. Do kiến thức rộng, chuẩn bệnh, kê đơn thận trọng nên Hải Thượng Lãn ông đã chữa khỏi nhiều trường hợp khó mà người khác chữa mãi không khỏi. Tên tuổi Hải Thượng vì thế lan rất nhanh khắp vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh, ra tới tận Kinh thành Thăng Long. Cũng trong thời kỳ này, cùng với việc chữa bệnh, cứu người, Hải Thượng còn mở trường đào tạo thầy thuốc. Người quanh vùng và các nơi xa nghe tiếng đều tìm đến học rất đông. Ngoài ra. ông còn tổ chức ra Hội y, nhằm đoàn kết những người đã học xong ra làm nghề và để có cơ sở cho họ liên lạc, trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Vừa chữa bệnh, vừa dạy học, Hải Thượng Lãn Ông vừa biên soạn sách, vì ông nghĩ: “Tôi thấy y lý bao la, sách vở chồng chất, chia môn xếp loại tản mạn vô cùng. Những sách do những bậc hiền triết tiền bối luận về bệnh, về ý nghĩa của đơn thuốc, về tính vị bài thuốc có nhiều chỗ chưa nói đến nơi, đến chốn, tất phải thâu tóm hàng trăm cuốn, đúc thành một pho để tiện xem, tiện đọc.” Bộ sách “Y tông tâm lĩnh ” (nghĩa là những điều đã lĩnh hội được của những thầy thuốc trước), được Hải Thượng Lãn Ông công phu biên soạn trong gần 10 năm trời, bắt đầu vào lúc ông đã 40 tuổi (1760) và căn bản hoàn thành khi ông tròn 50 tuổi (1770). Nhưng từ đó cho đến một năm trước khi ông mất, nghĩa là trong vòng 20 năm nữa, Hải Thượng còn viết bổ sung thêm một số tập nữa như “Y hải cầu nguyên” (năm 1782), “Thượng Kinh ký sự” (năm 1783), “Vận khí bí điển” (năm 1786). Toàn bộ sách Hải Thượng để lại mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng như một tài sản vô giá của nền y học cổ truyền Việt Nam gọi là “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển, bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, đậu sởi, nhãn khoa, thương khoa, cấp cứu và cả đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh v.v... Điểm đặc sắc đầu tiên nổi bất của  bộ sách “Y tông tâm lĩnh” là Hải Thượng Lãn ông đã tiếp thu có phê phán, chọn lọc những tinh hoa y học nước ngoài rồi vận dụng những kiến thức cơ bản ấy vào điều kiện cụ thể về khí hậu, về con người và cả về cách suy nghĩ của con người Việt Nam, nhất là những lí luận cơ bản của nền y học Trung Quốc cũng như những kinh nghiệm chữa bệnh của những thầy thuốc trước, của nhân dân lao động, kể cả một số ít giáo sĩ phương Tây khi ấy mới sang Việt Nam ta.
Sách viết công phu như vậy nhưng cho đến khi Hải Thượng đã 61 tuổi, được mời lên Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh Cán (1781), vẫn chỉ được ông dùng để dạy học và được các học trò của mình chép lại chứ chưa được in ra. Cho nên, mặc dù thấy sự phải lên Kinh đô chữa bệnh cho chúa Trịnh chỉ làm phiền phức, nhưng Hải Thượng muốn nhân dịp này tìm cách in bộ sách. Ông giãi bày tâm sự của mình như sau: “Mình lao tâm, tiêu tứ về đường y học đã 30 năm nay mới viết được bộ Tâm lĩnh, không dám truyền thụ cho riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết. Nhưng việc thì nặng, sức lại mỏng, khó mà làm được. Quỉ thần hiểu thấu lòng mình, chuyến này ra đi có chỗ may mắn đây cũng chưa biết chừng...” Đọc “Thượng Kinh ký sự” của ông, chúng ta biết được mong ước đó của ông không thành hiện thực, vì rằng đơn thuốc mà ông đưa ra để trị bệnh cho chúa Trịnh còn không được dùng (do các quan thái y của Phủ chúa gièm pha), huống hồ sách thì làm sao mà in ra được. Nhưng dù sao trong chuyến đi này, Hải Thượng cũng đã thực sự vui mừng vì biết rằng các sách thuốc mà ông viết ra không những đã được các học trò của ông sử dụng tại chỗ, mà còn được đưa đi khắp các nơi, kể cả Kinh thành Thăng Long, đem lại ảnh hưởng không nhỏ.
Hải Thượng mất đi rồi mà sách vẫn chưa được in ra, rồi chúng lại tản mát khắp mọi nơi. Mãi tới hơn một thế kỷ sau, vào năm 1885 (năm trị vì đầu tiên của Vua Hàm Nghi), may mắn sao, hậu duệ và các thế hệ học trò cùng những người làm nghề y học cổ truyền ở nước ta mới sưu tầm được tương đối đầy đủ và nhờ nhà sư Thanh Cao (trụ trì ở chùa Đồng Nhân, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũ) đem khắc ván và in. Nhờ vậy cho đến nay chúng ta mới được thừa hưởng một di sản vô cùng quí giá về y học của Hải Thượng bao gồm tất cả 66 quyển.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là  một danh y lớn, là niềm tự hào của dân tộc ta. Tuy sống cách chúng ta gần 3 thế kỷ nhưng tư tưởng và phương pháp tiến bộ cũng như thái độ khoa học chân chính của ông vẫn còn là một bài học có tính thời sự nóng hổi và vô cùng quí báu để chúng ta học tập và noi theo.

THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH

I-KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ
I-LUNG MERDIAN OF HAND-TAIYIN


I.       Đường vận hành - Passage
Kinh lạc chạy từ tam tiêu (phía trong cơ thể), men theo Đại trường, Vị qua cơ hoành đến Phế, sau đó chạy từ giữa cổ và ngực chạy ra ngoài, khi chạy đến Trung phủ thực chất là đã chạy ở phía ngoài. Kinh lạc tiếp tục đi từ phía dưới xương đòn (huyệt Trung Phủ) men theo bờ trong cánh tay cho đến ngón tay cái. Kinh chạy qua hõm khuỷu tay (huyệt Xích Trạch),động mạch quay (huyệt Liệt Khuyết và huyệt Thái uyên), đồng thời thông qua tâm kinh và tâm bào kinh, chạy thẳng đến góc ngón tay cái và dừng ở huyệt Thiếu Thương.
The lung Merdian of hand-Taiyin begins from L1 acupoint, located below the lateral end of the clavicle, it goes down to distal along the medial aspect of the upper arm. It passes radial aspect of heart Meridian and triple anergizer meridial. Reaching L5 acupoint in cubital fossa, reaching L7 and L9 acupoints in the area of the transverse wrist crease, finally it ends at the medial aspect of nail corner of the thumb.
The meridian first goes through an inner passage which in unseen on the Mode1. It originates from the scope of 3 energizer, running downward to large intestine, winding back, to stomach, through diaphragm and enters the lung, its pertaining organ. After it runs on upper area, between neck and thorax, It comes out from L1 acupoint upwardly.
II.    Các huyệt-Acupoints
1.  Trung phủ: Cách đường giữa ngực 6 thốn, dưới xương đòn 1 thốn, ở xương sườn thứ .
L1: Zhongfu (The from Mu acupoint of lung)
Location: 6 cun lateral to the anterior midline, 1cun below the clavice, in 1        stintercostal space.
      2.  Vân môn:Bờ dưới xương đòn,cách đường giữa ngực 6 thốn
L2: Yumen
Location: 6 cun lateral to the anterior, below the clavice, in the depression between M. deltoideus and M. pectoralis major.
      3.   Thiên phủ:
a)    Dưới điểm cuối nếp nách trước 3 thốn, bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay 
b)   Giơ tay lên, đầu nghiêng về phía cánh tay, đầu mũi chỉ hướng Thiên phủ
L3: Tianfu
Location:
a) On the medial aspect of the upper arm, 3 cun below the Anterior end of the axillary fold, in the location between M. Biceps brachii and M. deltoideus.
b) When man raise the arm, bend the head to the arm, the nose tip Point to L3.
            4.   Hiệp bạch:Phần giữa bờ ngoài xương cánh tay, từ huyệt Thiên phủ thẳng xuống 1 thốn.
L4: Xiaba
Location: On the medial aspect of the upper arm, 1 cun below L3, on the radial aspect of the biceps brachia muscle.
5.      Xích trạch:Trung điểm nếp khuỷu tay,bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay.
L5: Chize (Purge, the He-Sea acupoint, the Water acupoint)
Location: On the cubital crase, radial border of the tendon of the biceps brachia muscle.
6.      Khổng tối:Bờ ngoài cánh tay, từ nếp cổ tay thẳng lên 7 thốn,nằm trên đường nối Xích trạch và Thái uyên.
Location: Radial on the medial aspect of foream, 7 cun above the transverse wrist crease, on the line jointing L5 and L9.

7.      Liệt khuyết:
a) Nếp gấp cổ tay lên 2 thốn,chỗ động mạch quay 
b) Ngón trỏ và ngón cái 2 tay đan nhau, ngón trỏ của tay kia đặt lên đầu xương quay, điểm lõm dưới đầu móng tay ngón trỏ chỉ vào là huyệt.
L7: Lieque (Luo acupoint, Eight confluent acupoints of the eight extrordinary meridians)
Location:
a) 2 cun abve the transverse wrist crease, over radial arteria.
b) Under the tip of the index finger, when the left and right hukou of both hands are intercrossed and the index finger are pressed on another styloid process behind the wrist of radius
8.      Kinh cừ:Mặt trong đầu dưới xương quay,nếp gấp cổ tay thẳng lên 1 thốn.
L8: Jingqu (Jing-River acupoint, Metal acupoint)
Location: 1 cun above the transverse wrist crease, between the styloid Process of the radius and the radial artery.
9.   Thái uyên:Chỗ lõm trên động mạch quay trên lằn chỉ cổ tay.
L9 :Taiyuan (Convergent acupoint of vessel of eight influential acupoint of the eiaght tissues, Reinforce acupoint, Yuan acuponit, the Shu-stream acupoint, the Earth acupoint)
Location: On the transverse wrist crease, radial aspect of radial artery
10.      Ngư tế: Điểm giữa xương bàn ngón tay cái,nơi tiếp giáp da gan tay và da mu tay.
L10: Yuji (Ying-spring acupoint)
Location: At the midpoint of the palmar aspect of the first metacarpal bone, on the junction of the red and white skin.
11.      Thiếu thương: Cách gốc ngón tay cái 0,1 thốn.
L11: Shaoshang (The Jing-Well acupoint, the Wood acupoint)
Location: 0.1 cun lateral to the radial corner of the thumb nail.

THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG KINH

II-KINH THỦ DƯƠNG MINH ĐẠI TRƯỜNG

 II-LARGE INTESTINE MERIDIAN OF HAND YANGMING

I/ Đường vận hành- Passage
      Kinh lạc bắt đầu từ góc móng tay trỏ (huyệt Thương dương) dọc theo mép ngón tay, chạy qua giữa ngón cái và ngón trỏ, qua cơ duỗi cổ tay dài và ngắn, qua bờ ngoài cẳng tay đến nếp gấp bờ ngoài khuỷu tay (huyệt Khúc trì), tiếp đến men theo mé trước ngoài cánh tay đến điểm cao nhất trên vai (huyệt Kiên ngung) đi ra bờ sau vai, đi lên đốt sống cổ 7(huyệt Đại chùy) để hội hợp với các đường kinh, kinh lạc tiếp tục chạy qua hõm xương đòn (huyệt Khuyết Bồn) vào bên trong để liên kết với phế sau đó đi qua cơ hoành đến đại tràng và các cơ quan liên quan. Lại có một nhánh mạch từ huyệt Khuyết bồn lên cổ qua vùng má đi sâu vào hàm răng dưới sau đó quay ra đi vòng ở môi trên. Kinh lạc đổi hướng tại đây, giao nhau với kinh lạc đối diện tại huyệt Nhân trung.Tại nơi giao nhau, kinh lạc vận hành từ hướng trái chuyển sang phải, từ phải vận hành chuyển sang trái, cuối cùng đến cánh mũi dừng ở huyệt Nghinh hương.
The Meridian begins from LI1 acupoint, which is located in radial side of the index finger, running upward along the index finger and passing through the interspace of the 1st and the 2nd metacarpal bones, it enters into the depression between the tendons of m. extensor pollicies longus and brevis, running along the anterior aspect of the forearm, it reaches LI11 acupoint in the lateral aspect of the elbow. From there, it ascends along the lateral anterior aspect of the upper arm, to the highest point LI15 of the shoulder, then descends supraclavicular fossa, passes through the neck to cheek.
      The meridian turn back to the upper lip and crosses the opposite meridian at GV26 acupoint. From there, the left meridian goes to the right and right meridian to the left, to the LI20 acupoint in the contralateral aspects of the nose.
      There is an unseen inner maridian on the model, which goes from anterior border of the acromion to GV14 acupoint in 7th cervical vertebra behind, it goes to S12 acupoint in supraclavicular fossa, then it passes through lung, diaphragm, to pertaining organ, large intestine. From there, there is an inner conection with S37 acupoint. There is a branch, it passes through the cheek and enters the lower gums.
II/ Các huyệt- Acupoints
1.      Thương dương: Cách góc ngoài chân móng tay ngón trỏ khoảng 0,1 thốn. 
LI1: Shangyang (The Jing-Well acupoint, the Metal acupoint) 
Location: On the radial aspect of the index finger, about 0.1 cun posterior to the cornner of the finger nail. 
2.      Nhị gian: Ở chỗ lõm phía trước và ngoài khớp xương bàn tay và ngón trỏ, nắm tay để lấy huyệt. 
LI2:Erjian 
Purge acupoint, Ying-spring acupoint, Water acupoint 
Location: Slight making a fist, anterior to the 2nd metacarpo-phalangeal joint, in the depression of the radial aspect of the index finger. 
3.      Tam gian:Ở chỗ lõm phía sau và ngoài khớp xương bàn tay và ngón trỏ,nắm tay để lấy huyệt.
LI3: Sanjian 
Purge acupoint, Ying-spring acupoint, Water acupoint 
Location: Slight making a fist, posterior to the 2nd metacarpo-phalangeal joint, in the depression of the radial aspect of the index finger. 
4.      Hợp cốc: 
a)      Bờ ngoài giữa xương bàn ngón 2 
b)      Khi ấn ngón cái lên ngón trỏ, huyệt ở điểm cao nhất của cơ 
c)      Khi ngón cái và ngón trỏ xòe rộng thành hình chữ “L”, huyệt ở giữa xương bàn ngón 1 và 2, gần với xương bàn thứ 2 
LI4: Hegu (Yuan acupoint) 
Location: 
            a) Middle of the 2nd metacarpal bone on the radial side.
            b) When man press the thumb on the index finger, the highest point of the muscle.
            c) Spread thumb and index finger as “L”, between the 1 stand 2nd metacarpal bone, near 2nd metacarpal bone. 
5.      Dương khê:Chỗ lõm bờ ngoài lằn sau cổ tay,khi cong ngón tay cái lên,huyệt nằm tại điểm lõm giữa cơ duỗi dài và ngắn ngón cái. 
LI5: Yangxi the jing-river acupoint, the fire acupoint 
Location: At the dorsal trasverse crease of the wrist, the thumb upward, in the depression between the tendons of the short extensor muscle and long extensor muscle. 
6.      Thiên lịch:Nằm trên đường nối giữa huyệt Khúc trì và Dương khê, trên lằn chỉ sau cổ tay 3 thốn. 
LI6: Piali (Luo acupoint) 
Location: 
a) On the jointing LI5 and LI11, 3 cun above back transverse crease of the wrist. 
b) Under the tip of the finger, when the left and the right hukou of both hands are intercrossed and the index finger are pressed on radius of another hand 
7.      Ôn lưu:Nằm trên đường nối giữa huyệt Dương khê và Khúc trì,trên lằn chỉ cổ tay 5 thốn. 
LI7: Wenliu( Xi acupoint) 
Location: On the line jiointing LI5 and LI11, 5 cun above transverse crease of the wrist. 
8.      Hạ liêm:Nằm trên đường nối giữa huyệt Dương Khê và Khúc trì,dưới Khúc trì 4 thốn. 
LI8: Xialian 
Location: On the line jiointing LI5 and LI11, 4 cun below LI11. 
9.      Thượng liêm: Nằm trên đường nối giữa huyệt Dương Khê và Khúc trì,dưới Khúc trì 3 thốn. 
LI9: Shanglian 
Location: On the line jointing LI5 and LI11, 3 cun below LI11. 
10.      Thủ tam lý: Nằm trên đường nối giữa huyệt Dương Khê và Khúc trì, dưới Khúc trì 2 thốn. 
LI10: Shaosanli
            Location: On the line jointing LI5 and LI11, 2 cun below LI11.


11.      Khúc trì: Co khuỷu tay, huyệt ở trên đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu nơi hõm vào. 
LI11: Quchi 
Reinforce acpoint, the He-Sea, the earth acupoint 
Location: in the depression of the radial end of the cubital crease when Elbow is flexed. 
12.      Trửu liêu:Co khuỷu tay,từ huyệt Khúc trì đo xiên lên 1 thốn,huyệt nằm ở bờ ngoài đầu xương cánh tay. 
LI12: Zhouliao 
Location: 1 cun oblique later to LI11, beside the brachioradial muscle. 
13.      Thủ ngũ lý: Huyệt Khúc trì lên 3 thốn, ở bờ ngoài cơ nhị đầu, trên đường nối giữa huyệt Khúc trì và huyệt Kiên ngung.
LI13: Shouwuli 
Location: 3 cun above LI11, later aspect of bicept of arm, on the line jointing LI15 and LI11 
14.      Tý nhu: Ở đầu cuối cơ tam giác cánh tay, cách Khúc trì lên 7 thốn. 
LI14: Bianao 
Location: On the stretch part of deltoid, 7 cun above LI11, on the line jointing LI15 and LI11.
      15.     Kiên ngung: Phía trước ngoài mỏm cùng vai, huyệt ở điểm lõm khi dang tay lên. 
LI15: Jianyu 
Location: At the anterior-inferior part of the acromion, where a depression is formed when the arm is raised. Lateral of acromio-clavicular joint. 
     16.     Cự cốt: Chỗ lõm giữa xương đòn và gai sống vai. 
LI16: Jugu 
Location: At the depression between acromion-clavicle end and spine of the scapula. 
      17.     Thiên đỉnh: Ở giữa đầu xương đòn và huyệt Phù đột, bờ sau cơ ức đòn chũm. 
LI17 :Tianding 
Location: Between LI18 and sternal and of clavicle, at the posterior border of the sternocleidomastoid muscle. 
      18.     Phù đột: Yết hầu ngang ra 3 thốn, nằm giữa hai đầu của cơ ức đòn chũm. 
LI18: Futu 
Location: 3 cun lateral to the laryngeal prominence. Between two heads of sternocleidomastoid muscle. 
     19.     Hòa liêu: Cách huyệt Nhân trung ngang ra 0,5 thốn, phía dưới ngoài lỗ mũi. 
LI19: Heliao 
Location: 0.5 cun lateral to GV26, below the lateral margin of the naris. 
       20.Nghinh hương: Trung điểm ngoài cánh mũi ngang ra 0,5 thốn, trong rãnh mũi mồm. 
LI20:Yingxiang
       Location: 0.5 cun lateral to midpoint of the nasal ala, in the nasolabial sulcus

TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH

III-KINH TÚC DƯƠNG MINH VỊ 
 I/ Đường vận hành- Passage
 Kinh lạc bắt đầu từ huyệt Thừa khấp ở dưới mắt, xuống cạnh mép, vòng quanh môi dưới và giao nhau với mạch Nhâm ở huyệt Thừa tương, rồi quay lại đi men theo phía dưới hàm dưới (huyệt Đại nghênh) đến trước góc hàm dưới vòng lên trước tai lên góc trán ở huyệt Đầu duy. Từ huyệt Đại nghênh có một nhánh khác xuống cổ vào hố trên đòn thẳng xuống qua núm vú, xuống dọc bụng cách ngoài mạch Nhâm 2 thốn, xuống ống bẹn, xuống đùi, dọc theo cơ thẳng trước đùi, xuống cẳng chân dọc phía ngoài xương chày, xuống cổ chân, dọc mu bàn chân lên tới huyệt Lệ đoài ở ngoài góc móng chân thứ 2.
 1.      Thừa khấp: Mắt nhìn thẳng, từ đồng tử thẳng xuống, nằm trên bờ dưới xương ổ mắt.
      2.      Tứ bạch:Dưới Thừa khấp 0,7 thốn,chỗ lõm dưới hố mắt.
     3.      Cự liêu:Dưới Tứ bạch,điểm giao nhau giữa đường chân cánh mũi kéo ra và giữa mắt kéo xuống.
      4.      Địa thương:Cách khóe miệng ngang ra 0,4 thốn,huyệt Cự liêu thẳng xuống.
5.      Đại nghênh:
a) Bờ xương hàm dưới, huyệt ở bờ trước cơ cắn sau rãnh động mạch
b) Khi bệnh nhân phồng mồm thổi, có thể sờ thấy vị trí huyệt ở trước xương hàm dưới, chỗ lõm nơi núm đồng tiền
 6.      Giáp xa:
a) Trước xương hàm dưới 1 khoát ngón tay
b) Hai hàm cắn chặt, huyệt ở điểm cơ lồi cao
7.      Hạ quan: Huyệt ở điểm lõm dưới xương gò má, phía trước mỏmlồi cầu xương hàm dưới, bảo bệnh nhân ngậm miệng để lấy huyệt.
8.      Đầu duy:
a) Góc trán bờ chân tóc lên 0,5 thốn, cùng độ cao với huyệt Thần đình, Mi xung, Khúc sai và huyệt Bản thần
b) Khi bờ chân tóc không rõ rệt, từ huyệt Ấn đường đến huyệt Phong phủ dưới ụ chẩm ngoài kéo 1 đường dài, tổng độ dài đường này là 14 thốn, 1/4 độ cao của đường này vượt qua chân tóc tự nhiên 0,5 thốn
9.      Nhân nghênh:Dưới huyệt là động mạch cảnh, huyệt ở bờ trước cơ ức đòn chũm, từ yết hầu ngang ra1,5 thốn, ngang với bờ trên tuyến giáp.
10.      Thủy đột:Bờ trước cơ ức đòn chũm,ở chính giữa đường nối huyệt Nhân nghênh và Khí xá, ngang vớiyết hầu.
11.      Khí xá:
a) Bờ trên xương đòn, chỗ lõm mà cơ ức đòn chũm với đầu xương đòn tạo thành.
b) Huyệt nằm giữa 2 cơ, khi bệnh nhân hơi cử động đầu có thể sờ thấy.
12.      Khuyết bồn:Chỗ lõm sát bờ trên xương đòn,tương đương với đầu ngực thẳng lên,huyệt Thiên đột ngang ra 4 thốn.
13.      Khí hộ:Ở giữa bờ dưới xương đòn,đầu ngực thẳng lên,huyệt Toàn cơ ngang ra 4 thốn.
14.      Kh phòng:Ở xương sườn thứ 1,đầu ngực thẳng lên,huyệt Hoa cái ngang ra 4 thốn.
15.      Ốc ế:Ở xương sườn thứ 2,đầu ngực thẳng lên,huyệt Tử cung ngang ra 4 thốn.
16.      Ưng song:Ở xương sườn thứ 3,đầu ngực thẳng lên,huyệt Ngọc đường ngang ra 4 thốn.
     17.Nhũ trung:Giữa đầu vú,xương sườn thứ 4.
      18.Nhũ căn:Thẳng dưới đầu vú,xương sườn thứ 5.
      19.Bất dung:Rốn thẳng lên 6 thốn,huyệt Cự khuyết ngang ra 2 thốn.
      20.Thừa mãn:Rốn thẳng lên 5 thốn,huyệt Thượng quản ngang ra 2 thốn.
      21.Lương môn:Rốn thẳng lên 4 thốn,huyệt Trung quản ngang ra 2 thốn.
      22.Quan môn:Rốn thẳng lên 3 thốn,huyệt Kiến lý ngang ra 2 thốn
       23.Thái ất:Rốn thẳng lên 2 thốn,huyệt Hạ quản ngang ra 2 thốn.
      24.Hoạt nhục môn:Rốn thẳng lên 1 thốn,huyệt Thủy phân ngang ra 2 thốn.
      25.Thiên khu:Huyệt Thần khuyết ngang ra 2 thốn.
       26.Ngoại lăng:Rốn thẳng xuống 1 thốn,huyệt Âm giao ngang ra 2 thốn.
      27.Đại cự:Rốn thẳng xuống 2 thốn,huyệt Thạch môn ngang ra 2 thốn.
      28.Thủy đạo:Rốn thẳng xuống 3 thốn,huyệt Quan nguyên ngang ra 2 thốn
      29.Quy lai:Rốn thẳng xuống 4 thốn,huyệt Trung cực ngang ra 2 thốn.
      30.Khí xung:Rốn thẳng xuống 5 thốn,huyệt Khúc cốt ngang ra 2 thốn.
      31.Bễ quan:Dưới xương chậu,cùng độ cao với huyệt Hội âm.
32.Phục Thỏ:
a)Ở phía trên góc ngoài xương bánh chè 6 thốn
      b) Khi bệnh nhân đặt bàn tay úp lên nửa đầu gối, để lằn giữa cổ tay lên trên giữa đầu gối, đầu móng tay ngón giữa chỉ vào nơi đó tức là huyệt.
       33.Âm thị:Ở chỗ lõm trên góc ngoài xương bánh chè 3 thốn.
       34.Lương khâu:Ở chỗ lõm trên ngoài xương đầu gối 2 thốn.
        35.Độc tỵ:Co đầu gối,huyệt ở chỗ lõm dưới xương bánh chè và ngoài gân cơ tứ đầu đùi.
         36.Túc tam lý:
  a)Dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn
  b) Cách phía ngoài xương chầy khoảng 1 khoát ngón tay,dưới lồi cầu xương mác 2 thốn
  c) Úp bàn tay lên trên đầu gối, ngón giữa đặt ở trên xương chầy, cách 1 khoát ngón tay ngón   đeo nhẫn chỉ vào tức huyệt
  37.Thượng Cự Hư:Cách phía ngoài xương chầy 1 khoát ngón tay,dưới huyệt Độc tỵ    6 thốn.
S37: Shangjuxu (the lower He-sea acupoint)
Location: One finger-breadth lateral of the anterior border tibia, 6 cun below S35.
      38.Điều khẩu:
a)Cách phía ngoài xương chầy 1 khoát ngón tay,dưới huyệt Độc tỵ 8 thốn,dưới Thượng cự hư 2 thốn
b)Dùng cách đo tay,1 tay ngón út đặt trên xương cổ chân,một tay đặt trên huyệt Độc tỵ,độ cao 2 ngón cái 2 tay đan nhau tức là huyệ
      39.Hạ Cự Hư:Cách phía ngoài xương chầy 1 khoát ngón tay,dưới Thượng cự hư 3 thốn
      40.Phong long:Cách huyệt Điều khẩu độ 1 thốn,cách xương chầy 2 khoát ngón tay.
      41.Giải khê:Trên nếp gấp cổ chângiữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón chân cái.
        42.Xung dương:Dưới huyệt Giải khê 1,5 thốn,nơi cao nhất của mu bàn chân chỗ có   động mạch đập.
      43.Hãm cốc:Giữa kẽ ngón chân 2-3.
     44.Nội đình:Giữa kẽ ngón chân 2-3, đo lên 0,5 thốn về phía mu chân.
      45.Lệ đoài:Ngoài ngón chân thứ 2,cách góc móng chân 0,1 thốn.