Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Hướng dẫn sử dụng Phần mềm Quản lý Suy dinh dưỡng: CT_SDD_Ver05.15_TVFinal (phiên bản chính thức)

Hệ điều hành 32Bit (Thông thường tất cả các máy tính)
CT_SDD_Ver05.15_32Bit_TVFinal_Chinh thuc      Link Download 

CT_SDD_Ver05.15_32Bit_TVFinal_Demo                Link Download 

Tương thích trên Hệ điều hành và ứng dụng 32Bit: WindowsXP + Office 2003, Windows 7+ Office 2010, Windows 8.1 + Office 2013
-----------------------------------------
Hệ điều hành 64Bit
CT_SDD_Ver05.15_64Bit_TVFinal_Chinh thuc_WIN7_Office 2010          Link Download        
CT_SDD_Ver05.15_64Bit_TVFinal_Demo_WIN7_Office 2010                   Link Download 

CT_SDD_Ver05.15_64Bit_TVFinal_Chính thuc_WIN8_Office 2013          Link Download   
CT_SDD_Ver05.15_64Bit_TVFinal_Demo_WIN8_Office 2013                   Link Download
------------------------------------------
*Lưu ý : 

1/ Đối với Windows 8.1 + Office 2013 
 - Vô hiệu hóa chức năng SmartScreen trước khi cài đặt.
- Khi chạy Shortcut của chương trình CT_SDD người dùng phải có đầy đủ quyền sử dụng (full)

2/ Video _Hướng dẫn nhập liệu và in ấn :               Link xem Video

4/Giới thiệu phần mềm và hướng dẫn sử dụng CT_SDD_Ver05.15:           Link xem tập tin .pdf

5/Hướng dẫn chi tiết cài đặt và sử dụng CT_SDD_Ver05.15:  Link tải về và xem tập tin Help.chm

6/Xử lý lỗi khi cài đặt trên Windows8.1 + Office 2013     Link xem

7/ Video _Hướng dẫn xử lý khi tải phần mềm về máy bị Google chặn nghi là Virus        Link xem video

Phần mềm Quản lý CT - SDD_Ver04.15 (Đã bổ sung 2 Tiêu chuẩn đánh giá SDD)

PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH SDD TRẺ EM TỪ 0 -<60 THÁNG TUỔI :
 CT - SDD_Ver04.15 (phiên bản Demo)
Phiên bản Demo là bản dùng thử, xem mẫu và thử nghiệm các chức năng của phần mềm. Khi đã quen và nắm bắt được các tính năng của phần mềm, người dùng tải phiên bản chính thức để sử dụng.

Phần mềm Quản lý CT - SDD_Ver04.15_32Bit_Demo     Link Download
Phần mềm Quản lý CT - SDD_Ver04.15_64Bit_Demo     Link Download

(Mọi thông tiu thắc mắc về phần mềm xin liên hệ: Nhientramyte@gmail.com
hoặc số ĐT: 01684104877)

Ngoài Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng Dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến <60 tháng tuổi theo:
 -Cân Nặng/Tháng tuổi
 -Chiều cao/Tháng tuổi
*Phần mềm Quản lý CT - SDD_Ver04.15 đã bổ sung thêm 2 Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng Dinh dưỡng trẻ em từ 0 đến <60 tháng tuổi theo:
         -Cân nặng /Chiều cao (dài nằm)
         -Cân nặng /Chiều cao (đứng)


           1.Đặt vấn đề:
Chương trình Phòng chống Suy dinh dưỡng (PC SDD) là một trong những chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia được Trung tâm Y tế (TTYT) Hàm Tân triển khai và giám sát chặt chẽ tại các TYT.
Hàng năm, chiến dịch uống vitamin A, tẩy giun và cân đo chiều cao, cân nặng trẻ em từ 0 – 60 tháng tuổi được TYT thực hiện hai lần (từ ngày 01/06 và 01/12 hàng năm) và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ (TTDD) một lần sau khi kết thúc đợt cân đo cuối cùng trong năm.
Trước các đợt chiến dịch, Chuyên trách chương trình PC SDD và Cộng tác viên (CTV) y tế thôn thực hiện việc thống kê, lập danh sách trẻ từ 0 đến 60 tháng tuổi của thôn mình (sau đây gọi là: danh sách đối tượng). Trong đó bao gồm trẻ ở các độ tuổi sau: từ 0 < 6 tháng; từ 6-12 tháng; từ 13-24 tháng; từ 25 - 60 tháng,... và gởi về TYT. Chuyên trách PC SDD của TYT tổng hợp, thống kê, đối chiếu, cập nhật, sàng lọc các danh sách đối tượng của CTV thôn gởi về. Sau đó, Chuyên trách PC SDD sẽ gởi danh sách đối tượng hoàn chỉnh xuống cho từng CTV của mỗi thôn để thực hiện chiến dịch.
Trong ngày chiến dịch, các CTV y tế thôn sẽ thực hiện việc cân đo (cân nặng và chiều cao) từng trẻ (chính xác đến 1/10 đơn vị cân đo) và ghi kết quả cân đo vào danh sách đối tượng. Đồng thời, tùy theo tháng tuổi của trẻ mà có chỉ định dùng thuốc Vitamin A và tẩy giun khác nhau.
 Sau khi kết thúc chiến dịch, là công đoạn tính tháng tuổi và đánh giá TTDD trẻ căn cứ vào tháng tuổi, số đo chiều cao, cân nặng và giới tính của mỗi trẻ. CTV sẽ so sánh, đối chiếu theo Biểu đồ tăng trưởng và Bảng đánh giá chuẩn của Chương trình PC SDD mà đánh giá TTDD của trẻ có bình thường, SDD, thừa cân, béo phì hay không?. Tính tỷ lệ trẻ SDD, rồi ghi kết quả vào danh sách đối tượng. Sau đó, CTV gởi Danh sách đối tượng có kết quả đánh giá SDD về TYT. Chuyên trách PC SDD sẽ kiểm tra, và tổng hợp báo cáo.
Thực tế, đánh giá TTDD trẻ phải dựa vào tổng hợp nhiều tiêu chí: tháng tuổi, chiều cao, cân nặng và giới tính. Với cách làm thủ công hiện nay rất dễ nhầm lẫn và sai sót giữa chuẩn dinh dưỡng của các tháng tuổi khác nhau; giữa trẻ trai và trẻ gái; giữa chuẩn dinh dưỡng chiều cao và cân nặng. Sai sót hoặc nhầm lẫn một trong các tiêu chí đánh giá TTDD đã nêu ở trên đều dẫn đến kết quả sai lệch. Hơn nữa, nếu thực hiện việc đánh giá cho nhiều trẻ thì rất tốn thời gian và tỷ lệ sai sót sẽ rất cao.
Xã Tân Thắng, hàng năm với gần 1000 trẻ em từ 0 - 60 tháng tuổi được cân đo theo dõi trong các đợt chiến dịch, thời gian thực hiện hoàn chỉnh của một chiến dịch để có báo cáo tổng hợp về TTYT khoảng 10 ngày, trong đó: 3 ngày thực hiện chiến dịch cân đo tại 7 thôn, 3 ngày CTV đánh giá kết quả và gởi về TYT, 4 ngày Chuyên trách SDD TYT kiểm tra, chỉnh sửa sai sót và hoàn chỉnh báo cáo. Đa phần Chuyên trách PC SDD TYT phải mất nhiều thời gian để chỉnh sửa và đánh giá lại kết quả do CTV thực hiện nhầm lẫn hoặc thiếu chính xác trong quá trình thực hiện tại thôn bản. Trong mỗi đợt chiến dịch, ngoài sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể tại địa phương, còn huy động toàn bộ cán bộ nhân viên của TYT.
Có giải pháp nào để đơn giản hóa công việc, giảm bớt công sức cho đội ngũ CTV, và Chuyên trách PC SDD trong khâu lập danh sách đối tượng, xử lý số liệu, đánh giá và báo cáo đảm bảo tính khoa học, chính xác, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thống kê báo cáo về tuyến trên trong thời gian sớm nhất?.
Hơn 20 năm công tác trong ngành y tế, tôi đã chứng kiến và cảm nhận sự vất vả của các CTV và Chuyên trách PC SDD trong công tác quản lý chương trình PC SDD. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý Chương trình PC SDD”, tôi đã thiết kế phần mềm:  CT-SDD để Quản lý Trẻ em Suy dinh dưỡng từ 0 đến 60 tháng tuổi”, nhằm đưa CNTT vào quản lý Cơ sở dữ liệu (CSDL) của Chương trình PC SDD để giúp rút ngắn thời gian thực hiện chiến dịch từ khâu lập danh sách đối tượng đến khâu nhập số liệu, xử lý, đánh giá và in ấn đảm bảo tính đồng bộ, chính xác và nhanh chóng đáp ứng tiến độ báo cáo của Chương trình phòng chống SDD Quốc gia.
2. Các chức năng của Phần mềm CT_SDD_Ver04.15
-Cập nhật, sàng lọc và lập danh sách đối tượng: từ 0 - 60 tháng, uống Vitamin A, tẩy giun nhanh chóng và đồng bộ.
-Đánh giá chính xác TTDD trẻ, phân loại TTDD trẻ theo bảng tiêu chuẩn đánh giá của WHO năm 2000 và chương trình Y tế Quốc gia về PC SDD.
-Linh hoạt trong thống kê, báo cáo đánh giá từng cấp độ (trẻ BT, SDD1 (-2SD), SDD2 (-3SD), THỪA CÂN (2SD), BÉO PHÌ (3SD),..) theo nhóm tuổi (hoặc tùy biến từ tháng tuổi – đến tháng tuổi), theo từng thôn và trên toàn xã.
-Kết xuất dữ liệu ra nhiều định dạng, in ấn dễ dàng.

             -Phần mềm CT_SDD gọn nhẹ, dễ bảo trì và nâng cấp, tương thích trên các máy tính sử dụng Microsoft Office Access từ phiên bản 2003 trở lên, người dùng chỉ cần có kiến thức Tin học trình độ A là có thể sử dụng một cách dễ dàng.
- Có nhiều công cụ hỗ trợ. Đặc biệt chức năng tạo danh sách đối tượng mới (từ danh sách đối tượng đã có trước đó), danh sách uống Vitamin A – Tẩy giun rất tiện lợi và nhanh chóng. Giúp người dùng dễ dàng phân loại TTDD theo nhiều tiêu chí khác nhau thông qua nhiều tùy chọn trong chức năng Báo cáo – Thống kê.
- Có chế độ sao lưu dữ liệu tự động trước mỗi phiên làm việc và chức năng phục hồi dữ liệu nhanh chóng khi có sự cố xảy ra. (như xóa nhầm dữ liệu, …)
- Hướng dẫn và nhắc nhở người dùng trong mọi thao tác như: nhập liệu, in báo cáo, bảo trì,… thông qua thao tác gọi lệnh tại Menu lệnh và giao diện chính.
Đây là bản Demo, Nếu người dùng có nhu cầu sử dụng thì tải phiên bản chính thức.
(Người thực hiện: Nguyễn Thành Nhiên)

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Quyết định Số: 1314/QĐ-BHXH về việc VỀ VIỆC BAN HÀNH MÃ SỐ GHI TRÊN THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1314/QĐ-BHXH
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MÃ SỐ GHI TRÊN THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Sổ - Thẻ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Mục đích ban hành bộ mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế
Bộ mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm mục đích phân loại, thống kê đối tượng tham gia BHYT; đồng thời xác định quyền lợi của người tham gia BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh BHYT phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay và từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý bằng công nghệ thông tin.
Điều 2. Cấu trúc mã thẻ BHYT
Mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 06 ô:
XX
X
XX
XX
XXX
XXXXX
1. Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh), là mã đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
a) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
- DN: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
- HX: Người lao động làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- CH: Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác.
- NN: Người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác.
- TK: Người lao động làm việc trong các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- HC: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- XK: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
b) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
- HT: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- TB: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- NO: Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- CT: Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
- XB: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
- TN: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
- CS: Công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc;
c) Nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng
- QN: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội;
- CA: Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường công an;
- CY: Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân do các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp quản lý, trừ người làm công tác cơ yếu được cấp mã đối tượng QN và CA;
- XN: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ Ngân sách Nhà nước;
- MS: Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
- CC: Người có công với cách mạng, bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- CK: Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về người có công với cách mạng, trừ các đối tượng được cấp mã CC;
- CB: Cựu chiến binh theo quy định pháp luật về cựu chiến binh;
- KC: Người tham gia kháng chiến theo quy định pháp luật về người có công với cách mạng được quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- HD: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- TE: Trẻ em dưới 6 tuổi, kể cả trẻ đủ 72 tháng tuổi mà trong năm đó chưa đến kỳ nhập học;
- BT: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;
- HN: Người thuộc hộ gia đình nghèo;
- DT: Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- DK: Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- XD: Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- TS: Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- TC: Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng được cấp mã TS;
- TQ: Thân nhân của đối tượng được cấp mã QN;
- TA: Thân nhân của đối tượng được cấp mã CA;
- TY: Thân nhân của đối tượng được cấp mã CY;
- HG: Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
- LS: Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ Ngân sách của Nhà nước Việt Nam;
d) Nhóm được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
- CN: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- HS: Học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- SV: Sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- GB: Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật;
đ) Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
- GD: Người tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d nêu trên.
2. Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
a) Ký hiệu bằng số 1: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CC, TE.
b) Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
c) Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.
d) Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, CS, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, HS, SV, GB, GD.
đ) Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là QN, CA, CY.
3. Hai ký tự tiếp theo (ô thứ 3): được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT (theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 628/TCTK-PPCĐ ngày 06/8/2009 của Tổng cục Thống kê). Riêng mã của BHXH Bộ Quốc phòng được ký hiệu bằng số 97, của BHXH Công an nhân dân được ký hiệu bằng số 98.
4. Hai ký tự tiếp theo (ô thứ 4): được ký hiệu bằng số (từ 00 đến 99) hoặc bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh, từ AA đến ZZ) hoặc bằng tổ hợp giữa số và chữ, là mã quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nơi quản lý và phát hành thẻ BHYT.
5. Ba ký tự tiếp theo (ô thứ 5): được ký hiệu bằng số (từ 001 đến 999) là mã đơn vị quản lý, theo địa giới hành chính và theo loại đối tượng. Trong đó, đối tượng do xã quản lý lấy ký tự đầu ký hiệu bằng số 9 (901, 999).
6. Năm ký tự cuối (ô thứ 6): được ký hiệu bằng số (theo số tự nhiên từ 00001 đến 99999), là số thứ tự của người tham gia BHYT trong 01 đơn vị.
Mã cơ sở KCB BHYT do người tham gia BHYT đăng ký: gồm 05 ký tự bằng số, được in sau tên cơ sở KCB ban đầu:
1. Hai ký tự đầu: được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở KCB ban đầu đóng trụ sở (lấy theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg và Công văn số 628/TCTK-PPCĐ).
2. Ba ký tự cuối: được ký hiệu bằng số (từ 001 đến 999) hoặc bằng tổ hợp giữa số và chữ, là số thứ tự cơ sở KCB BHYT.
Điều 4. Mã nơi đối tượng sinh sống
Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể:
1. Ký hiệu K1: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.
2. Ký hiệu K2: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
3. Ký hiệu K3: là mã nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của pháp luật.
Những thẻ BHYT có mã nơi đối tượng sinh sống (ký hiệu: K1, K2, K3) khi tự đi KCB không đúng tuyến, được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương (không cần giấy chuyển tuyến KCB).
Điều 5. Quy định chuyển tiếp
Các mã số ghi trên thẻ BHYT cấp trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực mà thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng sau ngày 31/12/2014 thì tiếp tục được sử dụng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; bãi bỏ Quyết định số 1071/QĐ-BHXH ngày 01 tháng 9 năm 2009 và Quyết định số 132/QĐ-BHXH ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Ban Sổ - Thẻ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
2. Trung tâm Công nghệ Thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phần mềm quản lý đối tượng và in thẻ BHYT đúng yêu cầu.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Ban Sổ - Thẻ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quyết định này.
4. Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Công an nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kịp thời báo cáo vướng mắc (nếu có) về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để được xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Các Bộ: YT, LĐ-TB&XH, TC, NV, QP, CA; TP;
- HĐQL - BHXH VN;
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Lưu: VT, ST (08b).
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Đỗ Văn Sinh


Nghị định về chính sách tinh giản biên chế số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20 tháng 11 năm 2014

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 108/2014/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tinh giản biên chế.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chính sách tinh giản biên chế để thực hiện trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
1. Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã;
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
3. Các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương;
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (sau đây gọi chung là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nay tiếp tục được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện sắp xếp lại theo phương án cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập;
5. Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nay được cấp có thẩm quyền bán hết phần vốn nhà nước;
6. Nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;
2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo các quy định khác của pháp luật.
4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).
5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
6. Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. “Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
2. “Tinh giản biên chế” trong Nghị định, này được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.
Điều 4. Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
Điều 5. Quản lý và sử dụng số biên chế đã thực hiện tinh giản
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, được sử dụng 50% số biên chế đã được tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật; số còn lại được cắt giảm và đưa vào biên chế dự phòng do cơ quan có thẩm quyền quản lý để sử dụng cho việc thành lập tổ chức mới hoặc triển khai các nhiệm vụ mới được cấp có thẩm quyền giao.
2. Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan khác không thực hiện được tinh giản biên chế thì khi thành lập tổ chức mới hoặc triển khai nhiệm vụ mới được cấp có thẩm quyền giao phải tự cân đối trong tổng biên chế được giao mà không được giao bổ sung thêm biên chế.
3. Việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;
d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.
3. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.
4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.
5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, khi thôi làm đại diện phần vốn nhà nước, nhưng không bố trí được vào vị trí công tác mới.
6. Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7. Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương II
CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi
1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Điều 9. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Không áp dụng chính sách quy định tại Khoản 1 Điều này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế đủ 57 tuổi trở lên đối với nam, đủ 52 tuổi trở lên đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế đủ 52 tuổi trở lên đối với nam, đủ 47 tuổi trở lên đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Điều 10. Chính sách thôi việc
1. Chính sách thôi việc ngay
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.
3. Các đối tượng thôi việc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Điều 11. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức
Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Điều 12. Cách tính trợ cấp
1. Tiền lương tháng quy định tại Nghị định này được tính bao gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc theo chức danh nghề nghiệp hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại Điều 8 Điểm b Khoản 1 Điều 9, các Điểm b Khoản 1, Điểm d Khoản 2 Điều 10 Nghị định này được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 5 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.
3. Những người đã được hưởng chính sách tinh giản biên chế nếu được tuyển dụng lại vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận (trừ phí học nghề quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định này). Những người quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này nếu được tuyển dụng lại vào khu vực nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa thì cũng phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp tinh giản biên chế đã nhận.
Cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước nơi tuyển dụng lại người đã nhận trợ cấp tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp đã nhận và nộp vào ngân sách nhà nước. Riêng số tiền thu được của đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này thì nộp toàn bộ vào Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.
Điều 13. Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Những người được tuyển dụng lần đầu từ ngày 29 tháng 10 năm 2003 trở lại đây, thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 6 Nghị định này, nếu do đơn vị sự nghiệp tuyển dụng thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp đó.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 3, 6 Điều 6 Nghị định này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập, hội.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại Khoản 4, 5 Điều 6 Nghị định này được bố trí từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
TRÌNH TỰ, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 14. Trình tự thực hiện tinh giản biên chế
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.
b) Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định tại Điều 15 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương):
a) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này;
b) Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc;
c) Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng /1 lần);
d) Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thẩm tra, cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.
3. Bộ Nội vụ thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.
4. Bộ Tài chính thẩm tra về việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương và cấp kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế.
5. Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.
Điều 15. Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế
1. Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
2. Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
3. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo các nội dung sau:
a) Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
d) Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế.
Điều 16. Thời hạn gửi danh sách tinh giản biên chế
1. Chậm nhất là ngày 01 tháng 11 của năm trước liền kề các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế 6 tháng đầu năm sau liền kề 6 tháng cuối năm của Bộ, ngành, địa phương mình để giải quyết theo thẩm quyền;
2. Chậm nhất là ngày 01 tháng 5 hàng năm các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế 6 tháng cuối năm của Bộ, ngành, địa phương mình để giải quyết theo thẩm quyền.
3. Sau ngày 01 tháng 11 của năm trước liền kề hoặc sau ngày 01 tháng 5 hàng năm, nếu Bộ, ngành, địa phương không gửi danh sách tinh giản biên chế thì không thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ
Điều 17. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tinh giản biên chế; danh sách và kinh phí việc thực hiện tinh giản biên chế định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần) của cơ quan, đơn vị mình.
3. Thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan; công khai đề án tinh giản biên chế và danh sách đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc xây dựng đề án tinh giản biên chế; lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần).
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án tinh giản biên chế hoặc tờ trình, danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm phê duyệt đề án tinh giản biên chế hoặc danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị.
5. Chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ, cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc; tổng hợp danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực, hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần) gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện tinh giản biên chế từ Bộ Tài chính, tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình. Kết thúc đợt chi trả phải tổng hợp quyết toán kinh phí với Bộ Tài chính.
7. Định kỳ vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 19. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Triển khai tinh giản biên chế theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và các hội hoạt động trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện Nghị định này.
3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng đề án tinh giản biên chế; lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện, tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần).
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án tinh giản biên chế hoặc tờ trình, danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm phê duyệt đề án tinh giản biên chế hoặc danh sách đối tượng tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị.
5. Chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị trực thuộc; tổng hợp danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình theo định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần) gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
6. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện tinh giản biên chế từ Bộ Tài chính, tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế của địa phương mình. Kết thúc đợt chi trả phải tổng hợp quyết toán kinh phí với Bộ Tài chính.
7. Định kỳ vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và danh sách đối tượng tinh giản biên chế (hợp lệ) của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính để có cơ sở tạm cấp kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho Bộ, ngành, địa phương.
4. Định kỳ vào ngày 15 tháng 02 hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Nghị định này.
5. Hướng dẫn việc rà soát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. Đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện vượt số biên chế được giao sẽ xử lý trách nhiệm và có phương án sắp xếp, cắt giảm số biên chế thực hiện vượt số biên chế được giao.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí để thực hiện Nghị định này trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, danh sách đối tượng tinh giản biên chế và ý kiến bằng văn bản của Bộ Nội vụ về việc tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra về việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế và cấp phát kinh phí để Bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế.
Điều 22. Trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc:
1. Thu bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
2. Giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định của Nghị định này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Khiếu nại, tố cáo và xử lý trách nhiệm
1. Cá nhân, tổ chức phát hiện việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế trái với quy định tại Nghị định này có quyền và trách nhiệm khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tinh giản biên chế trong phạm vi thẩm quyền được giao và đúng quy định của pháp luật.
3. Kết quả tổ chức triển khai thực hiện tinh giản biên chế được gắn với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2015. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
1. Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào các quy định tại Nghị định này hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện việc tinh giản biên chế.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

Thông tư Số: 37/2014/TT-BYT về HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BAN ĐẦU VÀ CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

BỘ Y TẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 37/2014/TT-BYT
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
2. Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
3. Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập.
4. Trạm y tế quân - dân y; Phòng khám quân - dân y.
5. Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và tương đương.
1. Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng.
2. Bệnh viện y học cổ truyền hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng.
3. Bệnh viện chuyên khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng có phòng khám đa khoa.
4. Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
5. Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực.
6. Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Trung tâm y tế quân - dân y.
8. Bệnh xá quân y; Bệnh xá quân - dân y.
9. Bệnh viện hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc Bộ Quốc phòng.
10. Bệnh viện quân - dân y hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng.
1. Bệnh viện đa khoa hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế.
2. Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, Ngành (trừ bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật và bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng).
3. Bệnh viện chuyên khoa hạng II thuộc Bộ Y tế, bệnh viện chuyên khoa hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế có phòng khám đa khoa.
4. Bệnh viện Nhi, bệnh viện Sản Nhi hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế không phải là bệnh viện được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật.
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân hạng I hoặc tương đương, hạng II hoặc tương đương.
6. Bệnh viện y học cổ truyền hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế, các Bộ, Ngành khác.
7. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân hạng I hoặc tương đương, hạng II hoặc tương đương.
8. Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
9. Bệnh viện đa khoa hạng II thuộc Bộ Quốc phòng.
10. Bệnh viện quân - dân y hạng II.
1. Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, hạng I trực thuộc Bộ Y tế.
2. Bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, Ngành
được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật.
3. Bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế có phòng khám đa khoa (không bao gồm Bệnh viện Nhi Trung ương).
4. Bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Thống Nhất và bệnh viện C Đà Nẵng trực thuộc Bộ Y tế.
5. Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng.
6. Viện y học cổ truyền quân đội.
1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 Điều 1 Thông tư này: Có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cung ứng, cấp phát thuốc trong phạm vi chuyên môn được quy định.
4. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập: Có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.
5. Phòng khám đa khoa:
a) Có ít nhất 02 (hai) chuyên khoa nội và ngoại; Đối với phòng khám đa khoa có khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, ngoài 02 (hai) chuyên khoa trên, phải có chuyên khoa nhi;
b) Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) theo quy định;
c) Khám bệnh, chữa bệnh, xử trí cấp cứu ban đầu và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tổ chức thực hiện cung ứng, cấp phát thuốc, hóa chất, vật tư y tế để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính.
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện huyện đã được xếp hạng là bệnh viện hạng I, hạng II nơi người tham gia bảo hiểm y tế cư trú.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 và Khoản 10 Điều 3, Điều 4 Thông tư này trong các trường hợp sau:
a) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi thống nhất với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 và khoản 10 Điều 3, Điều 4 Thông tư này theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi thống nhất với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 6, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư này và được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau:
a) Đối tượng được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện C Đà Nẵng trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 3 (trừ Khoản 4) và Điều 4 Thông tư này;
b) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và Khoản 10 Điều 3 Thông tư này;
c) Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và Khoản 10 Điều 3, các khoản 1, 2, 3 và Khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 4 Điều 3 Thông tư này;
đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 9 và Khoản 10 Điều 3, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
4. Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các Điều 1, 2, 3 và Điều 4 Thông tư này.
1. Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế về việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện đã được xếp hạng là bệnh viện hạng I, hạng II thuộc huyện nơi người tham gia bảo hiểm y tế cư trú được xác định là đúng tuyến.
3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
4. Đối với trường hợp cấp cứu, sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại các khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh hoặc được chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thủ tục chuyển tuyến theo quy định của Bộ Y tế về việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Sử dụng giấy chuyển tuyến đối với người có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
c) Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký;
d) Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết năm dương lịch (ngày 31 tháng 12 năm đó). Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó, người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng hết đợt điều trị nội trú đó.
3. Sử dụng giấy hẹn khám lại: Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp người bệnh cấp cứu: Tình trạng cấp cứu do người tiếp nhận người bệnh (bác sỹ, y sỹ) đánh giá, xác định và được ghi vào hồ sơ, bệnh án.
5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn thì xác định là khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
1. Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành đóng trên địa bàn để thực hiện:
a) Xác định và lập danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu quy định tại Thông tư này;
b) Hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này;
c) Hướng dẫn việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, Ngành quy định đối tượng, cơ cấu nhóm đối tượng, số lượng người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
1. Thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh, chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định.
2. Căn cứ điều kiện tổ chức hoạt động của đơn vị, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người chịu trách nhiệm xác nhận việc tiếp nhận người bệnh được chuyển đến trong hoặc ngoài giờ hành chính kịp thời.
1. Cục Quân y - Bộ Quốc phòng:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đăng ký với Sở Y tế địa phương;
b) Hướng dẫn tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y, quân - dân y thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cục Y tế - Bộ Công an: Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đăng ký với Sở Y tế địa phương.
3. Y tế các Bộ, Ngành khác:
a) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ, Ngành đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đăng ký với Sở Y tế địa phương;
b) Hướng dẫn triển khai thực hiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
1. Tổ chức ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện tổ chức khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo danh sách Sở Y tế đã phê duyệt.
2. Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký hoặc thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
3. Hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế quy định tại khoản 6 Điều 9 Thông tư này.
Người tham gia bảo hiểm y tế đã đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở ghi trên thẻ bảo hiểm y tế trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở đó cho đến khi có sự thay đổi về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo hướng dẫn tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Y tế để xem xét giải quyết.


Nơi nhận:- Văn phòng Chính phủ; (Công báo, Vụ KGVX, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
Ban Tổ chức TW Đảng;
Ban BVCSSK cán bộ trung ương;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Bộ Tài chính;
- BHXH Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các bệnh viện thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các bộ, ngành;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, TTra Bộ, VP Bộ;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BH (03b), PC (02b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

DANH MỤC CÁC BỆNH, NHÓM BỆNH VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC SỬ DỤNG GIẤY CHUYỂN TUYẾN TRONG NĂM DƯƠNG LỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT
Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp
1
Lao (các loại)
2
Bệnh Phong
3
HIV/AIDS
4
Di chứng viêm não; Bại não; Liệt tứ chi ở trẻ em dưới 6 tuổi
5
Ung thư *
6
U nhú thanh quản
7
Đa hồng cầu
8
Thiếu máu bất sản tủy
9
Thiếu máu tế bào hình liềm
10
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)
11
Tan máu tự miễn
12
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
13
Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm
14
Bệnh Hemophillia
15
Các thiếu hụt yếu tố đông máu
16
Các rối loạn đông máu
17
Von Willebrand
18
Bệnh lý chức năng tiểu cầu
19
Hội chứng thực bào tế bào máu
20
Hội chứng Anti – Phospholipid
21
Suy tủy
22
Tăng sinh tủy - suy giảm miễn dịch bẩm sinh do thiếu hụt gamaglobulin
23
Tăng sinh tủy - suy giảm miễn dịch bẩm sinh do thiếu sắt
24
Basedow
25
Đái tháo đường
26
Suy tuyến giáp
27
Suy tuyến yên
28
Bệnh tâm thần *
29
Parkinson
30
Nghe kém ở trẻ em dưới 6 tuổi
31
Suy tim
32
Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim
33
Bệnh tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, đặt máy tạo nhịp)
34
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
35
Pemphigus
36
Pemphigoid (Bọng nước dạng Pemphigus)
37
Duhring – Brocq
38
Vảy nến
39
Vảy phấn đỏ nang lông
40
Á vảy nến
41
Luput ban đỏ
42
Viêm bì cơ (Viêm đa cơ và da)
43
Xơ cứng bì hệ thống
44
Bệnh tổ chức liên kết tự miễn hỗn hợp (Mixed connective tissue disease)
45
Chạy thận nhân tạo chu kỳ, thẩm phân phúc mạc chu kỳ
46
Các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người
47
Di chứng do vết thương chiến tranh
Ghi chú: (*) là tên bệnh, nhóm bệnh quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.